Chi tiết tin - Phường 2 - Đông Hà

Tin tức - Sự kiện

Giới thiệu, hướng dẫn khai thác và sử dụng Bộ pháp điển

9:54, Thứ Tư, 26-6-2024

Giới thiệu, hướng dẫn khai thác và sử dụng Bộ pháp điển

Ngày 16/04/2012, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội đã ban hành Pháp lệnh Pháp điển hệ thống quy phạm pháp luật. Theo đó, Bộ pháp điển là tập hợp các quy phạm pháp luật đang còn hiệu lực trong các văn bản quy phạm pháp luật do cơ quan nhà nước ở Trung ương ban hành (từ Thông tư trở lên trừ Hiến pháp). Đến nay, Chính phủ đã phê duyệt kết quả pháp điển đối với 185/271 đề mục của Bộ pháp điển.

1. Về Bộ pháp điển

Bộ pháp điển điện tử được đăng công khai trên môi trường mạng internet giúp cá nhân, tổ chức có thể truy cập, khai thác, sử dụng miễn phí. Hiện nay, Bộ pháp điển điện tử được đăng tải trên Công thông tin điện tử pháp điển. Cổng thông tin điện tử pháp điển là điểm truy cập duy nhất về công tác pháp điển hệ thống quy phạm pháp luật của Nhà nước trên môi trường mạng do Nhà nước giữ bản quyền và giao Bộ Tư pháp thống nhất quản lý, duy trì, đăng tải Bộ pháp điển điện tử.

Bộ pháp điển điện tử gồm 45 chủ đề (an ninh; bảo hiểm; bưu chính, viễn thông; bổ trợ tư pháp; cán bộ, công chức, viên chức; chính sách xã hội, công nghiệp…), trong đó chứa đựng các quy phạm pháp luật điều chỉnh các nhóm quan hệ xã hội được xác định theo từng lĩnh vực. Trong 45 chủ đề có 271 đề mục; trong mỗi đề mục có các phần, chương, mục, tiểu mục, điều và nội dung của các điều.

2. Khai thác, sử dụng Bộ pháp điển

Cấu trúc của Bộ pháp điển được thiết kế theo hình cây từ chủ đề đến đề mục, phần, chương, mục, tiểu mục, điều. Do đó, màn hình hiển thị Bộ pháp điển điện tử đầu tiên gồm 45 chủ đề. Người dùng click chuột vào tên chủ đề mà mình muốn tìm kiếm thì màn hình xuất hiện tên các đề mục thuộc chủ đề đó. Người dùng tiếp tục click chuột vào tên đề mục thì màn hình hiện lên cấu trúc của đề mục theo thứ tự: phần, chương, mục, tiểu mục, điều.

Bên phải mỗi cấu trúc đề mục, phần, chương, mục, tiểu mục, điều đều có cụm từ “xem chi tiết”. Người dùng click chuột vào cụm từ “xem chi tiết” để mở ra nội dung phần cấu trúc mà mình muốn xem (có thể xem nội dung của cả 1 đề mục hoặc 1 phần, chương, mục, tiểu mục, điều cụ thể).

 - Tra cứu điều của Bộ pháp điển là điều nào cụ thể trong văn bản QPPL nào hoặc nội dung của điều có sự thay đổi gì không: Ngay dưới số và tên điều trong Bộ pháp điển là phần ghi chú của điều. Theo đó, phần ghi chú ghi cụ thể là điều số mấy của văn bản nào, hoặc ghi sự biến động trong nội dung của điều (điều có nội dung được sửa đổi, bổ sung, hủy bỏ hoặc bãi bỏ). Phần ghi chú được gắn link đến điều tương ứng của văn bản sử dụng để pháp điển trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về pháp luật.

- Tra cứu các điều có nội dung liên quan đến nhau trong Bộ pháp điển: Các điều có nội dung liên quan đến nhau được sắp xếp gần nhau theo trật tự giá trị pháp lý từ cao xuống thấp. Trường hợp các điều được pháp điển từ các văn bản có giá trị pháp lý bằng nhau thì được sắp xếp theo trật tự thời gian ban hành. Trong một số trường hợp, các điều có nội dung liên quan đến nhau không sắp xếp gần nhau thì được chỉ dẫn là có liên quan đến nhau.

 

Khai thác Bộ pháp điển tại địa chỉ: https://phapdien.moj.gov.vn/pages/chi-tiet-bo-phap-dien.aspx

 

VĂN BẢN MỚI

THĂM DÒ Ý KIẾN

0 người đã tham gia bình chọn